PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 9 thuật ngữ gần giống
Nhận và xử lý đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự

Đơn khởi kiện được Tòa án tiếp nhận theo một trong hai cách sau:

Tiếp nhận đơn nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện. Hiện tại các Tòa án  thường quy định về lịch tiếp nhận đơn khởi kiện vào một số ngày nhất định trong tuần chẳng hạn như: Nhận đơn khởi kiện vào thứ 2, thứ 5 hàng tuần. Do đó khi thực hiện nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án, Quý khách hàng nên chú ý lịch nhận đơn của Tòa án mà mình dự định nộp đơn khởi kiện để tránh mất thời gian. Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, cán bộ Tòa án nhận đơn khởi kiện có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

Tiếp nhận đơn khởi kiện được nộp qua đường bưu điện.Trong trường hợp quý khách hàng ở xa, không thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, Quý khách hàng có thể nộp đơn khởi kiện qua đường bưu điện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

Như vậy đối với trường hợp nộp đơn khởi kiện trực tiếp hay nộp đơn khởi kiện qua đường bưu điện thì cán bộ Tòa án tiếp nhận đơn đều phải ghi sổ nhận đơn và ra gửi thông báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự

Là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Năng lực hành vi tố tụng dân sự

Là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế

Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực tố tụng dân sự trước các cơ quan tư pháp nước sở tại.

Chứng minh trong tố tụng dân sự

Hoạt động tố tụng của chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Bao gồm các hoạt động tố tụng như cung cấp thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ, chứng minh được các chủ thể tố tụng thực hiện trong suốt quá trình giả quyết vụ việc dân sự. Các chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự

Nghĩa vụ tố tụng của đương sự, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải xuất trình cho Tòa án các chứng cứ. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là một nội dung của nghĩa vụ chứng minh.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Nghĩa vụ tố tụng của đương sự, đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiệnTòa án trong việc làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự

Văn bản luật do Quốc hội ban hành, quy định trình tự, thủ tục, nội dung tiến hành các hoạt động khởi kiện, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và những quan hệ pháp luật khác nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ, việc về dân sự, hôn nhân và gia đinh, kinh doanh, thương mại, lao động.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.148.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!